Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Entry for June 02, 2009




entry chia chưng blog 360 (entry thứ 653 cũng là entry cuối cùng tui viết bên 360 blog)
entry này của bạn Phèn, hôm bữa tui kêu bạn đừng bỏ blog 360 khi thấy bạn qua multily xây nhà (ảo) mới, nhưng hôm nay thì chính tui cũng phải bỏ cái nhà (ảo) đầu tiên của tui rồi :(
buồn ác liệt chưa????
bạn tui với tui tính ra là nhờ mấy cái nhà (ảo) kiểu dzầy mà thành ra....bạn với nhau. cũng ngộ thiệt, nhưng đó là tình bạn đẹp (mà đẹp cỡ nào thì một ngày đẹp trời tui cũng mần một cái entry riêng để mà.....đặc tả)
cám ơn bạn tui nhen!
Bạn Tuấn, April 24, 2009
Bạn Tuấn, April 24, 2009 magnify
Bạn níu tôi lại nơi này, vì biết tôi cũng không muốn đi. Sáng nay thức dậy trời mát dịu hơn hôm qua, sau một đêm trằn trọc không ngủ nổi...nhớ câu hát....em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây... tủi thân càng không ngủ được...hic.
Ăn sáng và nhớ bạn Tuấn, tui với bạn ấy gặp nhau mới đây thôi, mà cứ như lâu lắm rồi vậy. Vì cũng như những người bạn khác, chúng tôi thích phiêu lưu, nhưng bạn ấy đi nhiều hơn tôi, thích blog hơn tôi, và viết nhiều hơn tôi. Đọc Nguyễn Ngọc Tư nhiều hơn tôi, vì bạn ấy gốc miền Tây. Tự nhiên tôi nhớ lúc đi Chư Yang Sin, bạn tui bị vắt cắn tui làm y tá viên lau vết thương máu me tùm lum. Nhờ có bạn Tuấn mà tui có thêm nhiều những người bạn cùng sở thích . Bạn tui cũng thích chụp hình như tui, tui thì thích chứ ko chụp đẹp, nhưng có nhiều xài nhiêu vậy. Nhưng càng ngày bạn càng tiến bộ, bạn chụp có hồn hơn tui....

Photobucket

Photobucket

Photobucket


** Bạn Tuấn cầm đàn bên trên, và những bông hoa Tigôn mà tui thích.
Tôi sẽ viết về tất cả những người bạn mà tôi quen trên blog, mỗi người là một

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Entry for May 28, 2009




mưa vô mùa rồi, đọc mấy cái này chơi bà con..

cái này là của Người nông dân cầm bút, Võ Đắc Danh

MÙA SA MƯA
2009-04-07 20:29:14


Mùa sa mưa ở quê tôi lấy món rau tập tàng làm thức ăn chính. Hoặc nấu canh nêm mắm, hoặc luộc chấm mắm kho. Hết mắm hoặc ngán mắm thì kho nước mắm cho sôi lên, sắc xuống sền sệt, nêm đường, bột ngọt, tiêu, củ hành, sang trọng hơn chút nữa là tép mỡ, cứ thế mà cầm cự cho đến khi cá đồng xuất hiện, đầu tiên là cá ròng ròng, cá rô thóc, chúng bị tấn công cho đến lớn dần.


Hai năm trước, trong chuyến đi chơi Củ Chi , chúng tôi ghé vào một nhà hàng ven sông, bất chợt nhìn vô thực đơn thấy có món rau luộc chấm kho quẹt. Giựt mình gọi thử. Trời ạ ! Nó giống y chang như ngày xưa. Một dĩa rau luộc gồm năm sáu thứ rau đồng, một cái ui đất kho sền sệt nước mắm và tép mỡ. Không còn nghi ngờ gì nữa, hẳn người chủ quán nầy có liên quan ít nhiều đến ký ức của một thời nghèo khó, giờ đem ra bày bán cho dân nhập cư.

Ở quê tôi, vùng bán đảo Cà Mau, vào mùa nước mặn, cá đồng rút về miệt Sông Hậu, Sông Tiền, nhường chỗ cho các loài cá biển. Đến mùa sa mưa, nước phèn đổ xuống các dòng sông, cá biển trở về với biển, cá đồng từ Sông Hậu, Sông Tiền theo nước đục từ đầu nguồn bắt đầu quay trở lại để đẻ trứng, sinh con. Trong cái khúc giao mùa từ hạn sang mưa, từ mặn sang ngọt ấy, khoảng thời gian gần hai tháng, tất cả các dòng sông đều lững lờ một dòng nước phèn trong vắt, nhìn thấy tận đáy, vắng bóng cá tôm. Nếu như cái tiết giao mùa từ ngọt sang mặn, cá đồng chạy từng đàn, chồng chất lên nhau, bắt ăn không hết, phải làm mắm làm khô thì mùa sa mưa, ngược lại, không tìm đâu ra cá. Âu cũng là luật bù trừ. Những ngày tháng ấy, dân xứ tôi hay nói đùa là ăn cơm cục chấm cơm rời. Nhưng bù lại, mùa sa mưa cũng là mùa của nấm rơm, nấm phân trâu và rau đồng. Bây giờ, bạn có thể biết nhiều loại nấm, nhưng chắc rằng chẳng mấy ai thưởng thức được cái vị đậm đà của nấm phân trâu. Xứ tôi, mùa hạn, trâu ăn cỏ đầy đồng, phân trâu cũng đầy đồng. Thông thường thì chẳng ai thèm để ý, trừ khi người ta lấy một ít phân khô để đốt lửa nấu cháo heo hoặc dự trữ một ít để mùa mưa bón cho dây mướp dây bầu. Phân trâu không có mùi hôi mà ngược lại, nó thơm thơm mùi rạ, mùi rơm, mùi cỏ úa. Chỉ sau một trận mưa sòng, sáng ra là cả một cánh đồng rực lên một rừng nấm trắng từ những đám phân trâu. Phải hái nó trước khi mặt trời mọc để giữ những chiếc nấm non tơ, mập ú, tròn trịa như chiếc dù con con trước khi chúng bung ra hình chiếc lọng. Nấm phân trâu xào mỡ, vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, chỉ có thể so với nấm tràm, nấm mối và nấm bào ngư. Nhưng nấm phân trâu bạo phát bạo tàn, chỉ rực lên một hai đêm rồi hết. Nấm rơm tự nhiên cũng thế, chỉ sau vài cơn mưa, hái được vài lần, khi lớp rơm bên ngoài nhão ướt thì cây rơm phủ lên toàn nấm dại.

Sau vài trận mưa sòng, cánh đồng trở thành vương quốc của các loài rau. Chẳng biết từ khi nào, trong hành trình khẩn hoang, cha ông ta với sự kiểm nghiệm bằng vị giác đã phân định đâu là rau, đâu là cỏ để cháu con thừa hưởng sự phong phú của rau đồng: rau muống, rau đắng, rau má, rau diệu, rau trai, rau ngổ, cải trời, nhãn lồng, đọt choại . . . Tất cả những thứ ấy gom lại thành một nồi canh, gọi là canh rau tập tàng. Nồi canh rau tập tàng cho vào một con mắm, tạo nên cái hương thơm nồng, cái vị mằn mặn, ngòn ngọt, đậm đà khó tả, khó quên. Mùa sa mưa ở quê tôi lấy món rau tập tàng làm thức ăn chính. Hoặc nấu canh nêm mắm, hoặc luộc chấm mắm kho. Hết mắm hoặc ngán mắm thì kho nước mắm cho sôi lên, sắc xuống sền sệt, nêm đường, bột ngọt, tiêu, củ hành, sang trọng hơn chút nữa là tép mỡ, cứ thế mà cầm cự cho đến khi cá đồng xuất hiện, đầu tiên là cá ròng ròng, cá rô thóc, chúng bị tấn công cho đến lớn dần.

Ngay sau vài trận mưa đầu tiên, đất ruộng bắt đầu xôm xốp, chúng tôi xách cái thùng thiếc với cây dao phay ra đồng, xới nhẹ ven bờ mẫu, nghe tiếng sột soạt là bới lên, lượm một vài con ốc. Gọi đó là ốc đầu mùa. Ốc đầu mùa không nhiều so với khi đồng ngập nước, nhưng sạch và ngon, bụng dạ trắng phau, không nhớt, không rong, không đất, thịt thơm giòn, tinh khiết. Nhưng khổ nỗi đi kiếm cả ngày không đủ một bữa ăn.

Sa mưa cũng là mùa soi ếch. Nước ngập đất nẻ, ngập đìa. Ban đêm, ếch từ các hang cùng ngõ hẻm chui lên, ếch đực ếch cái gọi nhau quệt quệt vang cả các cánh đồng. Đó là mùa yêu đương, mùa giao phối để sinh con đẻ cái. Đèn soi ếch cũng đỏ đồng như ngày hội. Ba tôi ngày xưa rất nổi tiếng với biệt tài soi ếch. Không phải như người ta xách đèn đi tìm theo tiếng ếch, ông tắt đèn, ngồi im một chỗ, miệng kêu quệt quệt y chang như tiếng ếch. Loài ếch tưởng bạn tình nên cứ mon men nhảy tới, vừa nhảy vừa kêu. Khi chúng tới gần, ông bật đèn khí đá sáng lên, thộp đầu từng con bỏ vô bao, không con nào chạy thoát.

Bây giờ, ếch đã được nuôi công nghiệp, ốc lác lẫn lộn với ốc bươu vàng, rau tập tàng được thay bằng rau thập cẩm. Cũng không phải rau mà là bắp cải, đậu bắp, bầu non luộc chấm với nước mắm kho đường thay cho mẻ kho quẹt trong thực đơn của các nhà hàng. Biết là không giống, không thể nào giống được, và sẽ vô cùng phi lý khi ngồi trong phòng lạnh được phục vụ bởi những cô gái chân dài, váy ngắn mà đòi cho được món rau tập tàng với mẻ kho quẹt giống hệt như ngày xưa.

http://www.dacdanh.com/News/Van_nghe_Giai_tri/Tap_Van/MUA_SA_MUA/5/51/173

còn cái này là của nhà văn tui mê nhứt, Nguyễn Ngọc Tư

Món nợ không thể đòi

Mẹ đi đằng trước, con lẽo đẽo theo sau, buổi chợ sớm mai thưa người nhưng chộn rộn vì những câu hỏi ríu ran của thằng nhỏ. Mẹ ơi, con cá gì mà có cái mỏ dài quá vậy, thằng con chỉ tay vào con... vịt, hỏi. Nhưng khi mẹ trả lời đấy là con vịt, nó giãy nảy, con vịt phải có lông chứ. Dằng dặc sau đó là những câu hỏi khác, tại sao con cá kia lại nằm im re, vì sao nó chết, ai làm nó chết. Tại sao cọng rau này màu tím còn rau kia màu xanh. Mẹ vẫn nhẫn nại trả lời con và diễn đạt làm sao cho giản dị, dễ hiểu. Chỉ câu hỏi: “Mẹ ơi, tại sao người ta đem bán cá em bé? Sao người ta không cho cá em bé đi học mẫu giáo mà ăn thịt tụi nó làm chi, tội nghiệp...”, mẹ phải ngẩn ra rất lâu, phân vân tìm câu trả lời.



Nhưng không thể lờ đi, vì thằng con ngước con mắt đầy vẻ xót thương nhìn mẹ, như chờ đợi, như van xin, như cầu cứu. Trong cái thau gần đầy nước, hàng triệu con cá con (mà thằng nhỏ xem như bạn đồng trang lứa với nó) đang chen chúc nhau đớp không khí một cách tuyệt vọng. Lứa cá nhỏ hơn đầu đũa này thường là từ 15-30 ngày tuổi, người ta gọi là rồng rồng. Hơi giống trẻ con, lúc mới chào đời rồng rồng có màu đỏ, và ngả sang đen khi chúng lớn dần lên. Lúc ấy, chúng sẽ từ bỏ cái tên cúng cơm của mình, xúng xính với tên mới: cá lóc.


Rồng rồng được cá mẹ sinh khi trời bắt đầu rải xuống những sợi mưa. Nước hớn hở dâng lên, tắm mát những ao, đìa đã mỏi mê vì những ngày khô kiệt. Sấm chớp vẫn lừ đừ, gầm gừ trong những đám mây nặng trĩu nước. Sa mưa! Những nụ mầm mới bắt đầu nhú lên trên những cọng rau muống, rau đắng, rau ngổ... già nua. Những sinh vật của ruộng đồng như cá, ếch... vào mùa sinh sản. Lúc này, trong ao hay xuất hiện những bầy rồng rồng - những quầng đỏ lâm nhâm trên mặt nước, to như cái nia, di chuyển lấp lánh, nhịp nhàng.


Đây cũng là khoảng thời gian mẹ đi chợ, hay thấy lòng buồn rợn ngợp. Đầu chợ là cá rồng rồng, cuối chợ cũng cá rồng rồng. Trên nền chợ đẫm nước, bên mớ rau đồng xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lạy lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng trứng lặc lè. Ai cũng có thể nhìn thấy muôn vạn hạt trứng nhỏ lấm tấm bên trong. Dài theo lối đi, người ta bày bán mấy con cá lóc ốm nhom vật vờ bên cạnh lũ cá rô, cũng lép kẹp, chỉ bụng là quá khổ vì phải bọc lấy trứng. Cá quãng này ăn không béo, nhiều nhớt, tanh, thịt cứng, dai nhách. Dường như lũ cá đã cố ép xác, tự làm mình xấu đi, già đi, nhếch nhác, xóa dấu của sự hấp dẫn để bảo vệ lũ con sắp chào đời nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay của con người.


Nhưng giữa chợ đời, chẳng mấy ai để tâm mà cám cảnh cho phận rồng rồng, cho con cá... có bầu, như mẹ. Hay ai cũng thấy bất nhẫn, nhưng họ cũng im lặng làm ngơ, như mẹ. Khi lấy đũa gắp mớ rồng rồng kho tiêu thơm lựng, họ cũng thấy áy náy, quá nhiều sinh vật mất cơ hội sống chỉ vì một miếng ăn của con người? Hay họ vô tư, chẳng nghĩ gì cả, bằng chứng là những sinh vật tội nghiệp ấy đã bị tận diệt hết sa mưa này đến sa mưa khác, bất chấp lệnh cấm của chính quyền (cũng phải, ngang nhiên bày bán mà có thấy ông chính quyền nào lên tiếng đâu, mắc gì phải sợ).


Mẹ đắn đo rất lâu, mẹ sợ suy nghĩ kia được nói nên lời sẽ là quá tàn nhẫn đối với đứa trẻ. Cuối cùng, mẹ nói, tại bà con mình còn nghèo. Vì nghèo, nên phải dầm mình kéo từng bầy rồng rồng, lội ròng rãi trên khắp đồng bãi tìm bắt từng con nhái, con ếch để đổi lấy ít gạo. Vì nghèo, nên đang cạy cơm cháy bữa sáng đã lo ngay ngáy bữa chiều, hơi sức đâu nghĩ tới tương lai xa vời. Và vì bụng chưa no, nên những gì người ta rao trên đài, nào là phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn hệ sinh thái... chỉ là những ngôn ngữ xa vời.


Mẹ buộc phải nói những điều quá phức tạp, đối với thằng con năm tuổi. Nhưng đó là câu trả lời bao dung nhất, ít đau đớn nhất... Chắc chắn, lớn lên nó sẽ hiểu. Chỉ sợ, lúc đó, những sản vật của ao đồng trở thành hàng quý hiếm. Và vĩnh viễn thằng con không biết âm thanh ếch, nhái kêu ran ngoài đồng sau mưa, cảnh cá rô, thác lác ục sôi dưới đìa mùa hạn, tiếng cá lóc táp lụp bụp như dừa rụng xuống ao.

Tất cả những thứ ấy, như một món nợ mà lớp con cháu không thể đòi lại từ những thế hệ đi trước. Có trả nổi đâu mà đòi...

http://ngngtu.blogspot.com/

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Entry for May 28, 2009




Lý Sơn.....hụt nữa :(

Sáng nhóng nhóng thấy trời nắng, đẹp, bụng mừng rơn, cuối cùng thì sau hai ba ngày mưa gió mịt mù thì sát giờ lên đường ông trời ổng cũng thương tình ban cho ngày nắng đẹp (dù hơi nhiều mây một chút).Nghe Mít nói Mai có gọi điện hỏi bạn ngoài Quảng Ngãi về thời tiết, thông tin phản hồi là: NẮNG ĐẸP. Tui, nghe lời Mít cũng lo xa một chút gọi điện cho 'bạn Lý Sơn' kêu bản gọi ra 'Lý Sơn' hỏi coi thời tiết ngoài đó ra sao, đặng tính đường đi cho chắc cú. Thông tin phản hồi cũng là: NẮNG ĐẸP. Vậy là hỗng có lừng khừng gì nữa, hơn chín chục phần trăm là trưa mai sẽ lên đường cho dù tối qua Cô Sáu có điện cho hay chủ nhựt này Chi bộ khóm Bốn, phường Một nơi tui - đảng viên trẻ anhtuands cư trú họp định kỳ sáu tháng.

Lý Sơn, hơn một giờ trưa Chuột gọi điện là đi, tới hơn hai giờ chiều là....trớt quớt :(. Sở, thiệt tình Sở, lựa đâu ngay ngày đi của tui xuống kiểm tra GPP cái kho, mà tui thì đóng vai chánh trong vụ này - thủ kho ăn lương tháng tới triệu mấy lận!! :((

Vậy là gọi điện cho Mít cancle, gọi cho Mai cancle, gọi xong thấy cái đảo Lý Sơn nó xa gì đâu xa....thăm thẳm.

Tiếc cho một lần nữa về Lý Sơn cùng với bạn Lý Sơn, tiếc căn nhà lộng gió kề biển (nghe đồn rộng lắm và hông có muỗi). Tiếc một lần đi cùng thằng giang hồ Sơn La coi nó sát cá biển Lý Sơn tới cỡ nào. Tiếc một mùa tỏi, tiếc một tháng Năm còn ít ít mưa, chớ qua tới tháng Sáu ai mà dám mon men ra ngoài đó. Tiếc, vì có khi Lý Sơn phải đợi tới năm sau mới ra ngoài đó chơi được.Tiếc!

Thêm một lần lỗi hẹn với Lý Sơn! Hic Hic

Entry for May 27, 2009




Bến Tre....hoa trái miền Tây

hoa đa lộc

Photobucket

măng cụt

Photobucket

bưởi

Photobucket

sầu riêng

Photobucket

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Entry for May 26, 2009




Lượm lặt miền Tây..

cổng đám cưới

Photobucket

nãi chuối Táo Quạ

Photobucket

bến sông quê

Photobucket

chổ coi hát đình

Photobucket

cái chổi rơm

Photobucket

cặp trống đình

Photobucket

hạc

Photobucket

lớp học

Photobucket

Entry for May 26, 2009



Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Entry for May 25, 2009




Bến Tre...và Tua Cựu chiến binh

Trước bữa đi Minh mập có gởi cho cái email chương trình nhưng vì thấy nặng tới năm ngàn mấy trăm kí lô bai nên tui ngồi ngó chơi chớ hông rinh xuống. Tới bữa lên đường, lúc Cây Mía ngồi sau lưng rồi tui mới biết mặt mũi cái Tua cựu chiến binh cho hai ngày cuối tuần dzìa Bến Tre - quê hương Đồng Khởi.

Bến Tre ngời ngời hào khí cách mạng, bạn ngàn dừa xanh, Bến Tre của bến phà trăm tuổi, của món cháo cua đồng, của bánh bò bột xay, sưng sa, nước cốt dừa béo thơm ngầy ngậy. Bến Tre một buổi chiều tắm sông nếu đúng theo kịch bản của Minh mập đưa ra là trước tiên lội qua bên kia đập Ba Lai tắm nước mặn xong rồi lội qua bên này-sông tắm nước ngọt.

Bến Tre với ngôi nhà giáp mặt sông, lọt thỏm giữa bốn bề cây trái, ba mẹ bạn hiếu khách hơn mười giờ tối còn thức đợi cái đám ham chơi dzìa, lo tròn vẹn bữa ăn. Tui khoái cái dĩa dưa cải hông có bị ngâm nghệ cho vàng, chua đều, dặm thêm tí tỏi bầm, miếng dzấm, miếng đường ăn với thịt kho nước dừa ngon thần sầu quỷ khóc :)

Bến Tre lọt vô xào huyệt sầu riêng, sáng tráng miệng, trưa ăn trừ cơm sang còn hơn bà bán nhang :). Bến Tre hơn mười giờ tối mới bày sòng nhậu, rượu Phú Lễ lần này đúng thiệt là sủi tăm uống nữa ly thôi đã thấy nóng bừng càn cổ. Bến Tre nhỉu nhão mồ hôi hì hụp húp cháo cua đồng, no nóc bụng rồi cũng ráng vòng vô chợ chơi ly sưng sa hột lựu :))

Bến Tre hết ghé lăng rồi ghé mộ, hết ghé mộ rồi ghé đình làm tui tưởng đâu mình đang sắm vai một cựu chiến binh đi cùng với hơn chục cựu chiến binh quay lại chiến trường xưa, nơi ta từng vào sanh ra tử :)))

Nói dzui thôi chớ nhờ vậy mà lần này tui mới có cảm giác mình biết gần hết Bến Tre (phạm vi 'biết' vượt ra khỏi nồi cháo cua đồng, ly sưng sa, mấy cái bánh bò bột xay hay vườn trái cây trĩu quả :D)

cám ơn những người bạn Bến Tre với cái Tua Cựu chiến binh thiệt là đáng nhớ!